Làm sao có thể đi du học Thái Lan hiệu quả
Tất cả phụ nữ ở đây được chăm sóc cẩn thận, có chốn ăn chốn ngủ, ngày ngày đan len thành những móc chìa khóa, chun buộc tóc, túi xách. Họ có sữa để uống mỗi bữa sáng, nhưng vẫn nhất quyết chỉ làm theo những gì truyền thống mẹ dạy: Sau khi sinh con thì chỉ ăn cơm với muối…
Chia sẻ về những trải nghiệm cũng như những bài học cuộc sống của Cẩm Anh, du học sinh hiện đang du học tại Thái Lan.
Mới chân ướt chân ráo bước vào Trường ĐH Prince of Songkla tại Phuket, Thái Lan, tôi chẳng biết gì, liền đánh liều đăng ký học môn Tâm lý xã hội học ngay từ kỳ đầu tiên, với lời cảnh báo của các anh chị khóa trên: “Môn này cực khó nhằn đấy!”…
Điểm đặc biệt nhất của môn học này là dự án mà sinh viên phải tham gia làm việc theo nhóm. Ngay từ tiết học đầu tiên, bằng những thông tin cá nhân rất đỗi bình thường (như cuốn sách yêu thích, châm ngôn cuộc sống…), cô giáo ghép 7 – 8 sinh viên lại thành một nhóm. Mỗi khóa học sẽ có 12 dự án tương ứng dành cho 12 nhóm. Kỳ học này qua kỳ học tiếp, những nhóm này sẽ tiếp tục làm những công việc của đàn anh, đàn chị đi trước để lại.
Nhóm của tôi có 7 người, được giao cho dự án “Mother and Baby Project” giúp đỡ những bà mẹ Myanmar trẻ, tầm 15 – 30 tuổi, và những đứa con ngoài ý muốn của họ. Rất nhiều người dân Myanmar nhập cư trái phép đến Phuket, làm những ngành nghề chân tay. Một bộ phận trong số những phụ nữ trẻ kiếm thu nhập bằng cách làm “gái”, và vì những kiến thức về sức khỏe sinh sản không được trang bị đủ đầy, họ cho ra đời những đứa bé mà chính họ cũng không muốn nhận, thường để lại con rồi trốn khỏi bệnh viện (chủ yếu là tại bệnh viện Wachira).
Một nhóm phụ nữ tại Bangkok biết được tình hình này, đã lập ra chương trình để giúp đỡ họ. Hiện nay ở Phuket có ba căn nhà được xây nên để giúp đỡ những người phụ nữ Myanmar, tại làng Thoplen, khu biển Patong và Ko Sirae. Với sự chỉ dẫn của những người chị ở DISAC (Diocesan Social Center of Suratthani Catholic Foundation) và Good Shepherd Sisters, nhóm chúng tôi được phân công giúp đỡ chương trình tại Ko Sirae.
Ko Sirae là một vùng ngoại ô của Phuket. Để tìm đường đến đây, từ nơi học chúng tôi phải lặn lội vừa đi vừa hỏi mất hơn một tiếng. Đa số dân nhập cư Myanmar sống bằng nghề đánh cá và chế biến thực phẩm từ cá. Họ kiếm được 5 baht (khoảng 3.500 đồng) mỗi kg và có thể làm được 10 kg mỗi ngày. Số cá này sau đó được bán với giá 150 baht/kg ngoài chợ. Tiếp tục chặng đường đến xóm Po, chúng tôi gặp chị Me – sống cùng đứa con mới hơn một tháng tuổi – trong căn nhà 14 mét vuông, chỉ có một chiếc quạt, nhà vệ sinh chật chội và một góc nhỏ của nhà để thức ăn khô. Bé Neung, con chị, sinh ra với căn bệnh vàng da và phải luôn bật đèn ngày đêm để giữ cho bé khỏi nguy hiểm.
Tại căn nhà Hy vọng (Home for Hope), chúng tôi còn gặp Tai – một “bà mẹ trẻ con” đúng nghĩa mới chỉ 15 tuổi. Chồng em cũng chỉ mới 18 tuổi, và đang có tai tiếng với một người bạn gái khác (đang mang thai) tại quê nhà…
Tất cả phụ nữ ở đây được chăm sóc cẩn thận, có chốn ăn chốn ngủ, ngày ngày đan len thành những móc chìa khóa, chun buộc tóc, túi xách. Họ có sữa để uống mỗi bữa sáng, nhưng vẫn nhất quyết chỉ làm theo những gì truyền thống mẹ dạy: Sau khi sinh con thì chỉ ăn cơm với muối…
Nhóm chúng tôi quyết định giúp đỡ những người phụ nữ này bằng cách tìm các cửa hàng để ký gửi sản phẩm của họ, và cũng trực tiếp bán tại những ngày sinh hoạt ngoài trời của trường (ở Thái, chiều thứ Tư học sinh, sinh viên luôn được nghỉ học để tham gia các hoạt động ngoại khóa). Số tiền thu lại được chỉ vỏn vẹn hơn 2.600 baht, sau cả buổi chiều ròng rã mồ hôi giữa trời nắng gắt.
Chúng tôi quyết định cần cố gắng nhiều hơn thế. Những chiều thứ tư sau đó, luôn có một nhóm 7 người, tụ tập ở trước sân trường, gẩy đàn và hát hò nghêu ngao để gây quỹ cho dự án. Mỗi buổi như thế, chỉ trong hai tiếng, chúng tôi có được 1.000 – 1.200 baht để dành.
Dành thời gian để trò chuyện, hỏi thăm những người mẹ, dành một khoản tiền nhỏ để ra chợ mua thức ăn và nấu một bữa thật ngon cho đại gia đình, chơi cùng với những đứa bé dễ thương vô tội, tất cả như xóa nhòa đi khoảng cách giữa người Thái và người Myanmar. Nếu bạn có đọc lịch sử của hai đất nước này, sẽ thấy họ không dành nhiều thiện cảm cho nhau trong quá khứ. Nhưng một dự án từ một môn học nho nhỏ đã dần lấy lại được sự thân thiện và cởi mở này..
Leave a Reply