Một số loại Visa dành cho du học sinh Mỹ có gì đặc biệt

Khi bạn bắt đầu nghĩ về các nguồn vốn chi trả chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ, nên nhớ rằng bạn không nên ỷ lại vào việc làm tại Mỹ nếu bạn không có trợ cấp cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Các quy định về nhập cư khá nghiêm ngặt trong vấn đề việc làm khi đang du học và khi bạn nộp chứng minh tài chính bạn không thể dựa hoàn toàn vào khả năng tài chính. Nguồn thu nhập bạn kê khai khi xin học cần được đảm bảo và phải bằng hoặc nhiều hơn chi phí cho năm đầu tiên học của bạn.

Các loại Visa dành cho sinh viên quốc tế của du học sinh Mỹ

1. Visa F1:
Visa loại “F” dành cho các chương trình học chính quy. Visa F1 được cấp cho các sinh viên có nhu cầu theo học các chương trình học chính quy mà chương trình học tiếng. Visa F1 là loại visa phổ biến nhất trong các loại Visa cấp cho du học sinh tại Mỹ. Các sinh viên cấp visa F1 phải duy trì thời lượng khóa học tối thiểu cho chương trình học toàn phần. Đồng thời, Visa F1 cũng cho phép sinh viên có cơ hội làm thêm trong phạm vi trường học với thời lượng không quá 20 tiếng. Thêm vào đó, sinh viên có cơ hội được làm thêm một số công việc nhằm nâng cao kỹ năng thực hành (OPT) lên tới một năm sau khi hoàn thành khóa học. Các sinh viên được coi là hoàn tất khóa học trước ngày hết hạn trên mẫu I-20 (chứng nhận tình trạng xuất cư).

2. Visa J1:
Visa J1 được cấp cho những học sinh, sinh viên có nhu cầu theo học các khóa học thực hành mà không hiện hành ở nước sở tại để hoàn tất chương trình học của họ. Các sinh viên, học sinh được cấp Visa J1 được phép làm thêm giờ giống như đối với các sinh viên, học sinh được cấp Visa F1 với các giới hạn tương tự miễn là sinh viên nhận được sự cho phép của cố vấn chương trình trao đổi.

3. Visa M1:
Visa M1 được cấp cho những sinh viên có nhu cầu tham dự chương trình học nghề, không chính quy. Những người được cấp Visa M1 cho chương trình học nghề và chương trình chuyên môn không được phép làm việc trong quá trình học. Những ứng viên xin cấp Visa M1 phải có chứng minh tài chính đầy đủ để có thể chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn bộ thời lượng dự kiến sẽ theo học.

Hệ thống Visa tại Mỹ khá rắc rối và phức tạp để xác định. Bạn nên gặp gỡ trao đổi với trung tâm nhập cư ở nước sở tại để có nhiều thông tin chi tiết và cụ thể về Visa dành cho sinh viên quốc tế.

300x198xvisa-my-300x198-jpg-pagespeed-ic-tqcqd2l2rg

Sinh sống tại Mỹ với Visa dành cho sinh viên quốc tế:
Khi bạn bắt đầu nghĩ về các nguồn vốn chi trả chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ, nên nhớ rằng bạn không nên ỷ lại vào việc làm tại Mỹ nếu bạn không có trợ cấp cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Các quy định về nhập cư khá nghiêm ngặt trong vấn đề việc làm khi đang du học và khi bạn nộp chứng minh tài chính bạn không thể dựa hoàn toàn vào khả năng tài chính. Nguồn thu nhập bạn kê khai khi xin học cần được đảm bảo và phải bằng hoặc nhiều hơn chi phí cho năm đầu tiên học của bạn.

Lên kế hoạch đài hạn, ngắn hạn là việc cần thiết để đảm bảo rằng bạn sẽ trợ cấp giáo dục tại Mỹ. Nếu bạn tự tin vào khả năng tài chính của bản thân bạn sẽ có cơ hội học tập và trải nghiệm những điều thú vị tại Mỹ.

Xin Visa:
Những trường đại học sẽ có những quy chế tuyển sinh khác nhau. Trường đại học mà bạn xin vào sẽ hướng dẫn cho bạn những gì họ cần ở bạn để có thể xác định bạn có đủ yêu cầu. Trong các yêu cầu khác, bạn cần chứng minh khả năng chi trả mà không phụ thuộc và việc đi làm thêm. Bạn cũng cần phải có bảo hiểm y tế để trang trải các chi phí y tế khi bạn cần sử dụng tới các dịch vụ y tế. Khi bạn được trường thông báo trúng tuyển và hoàn tất các thủ tục xin học, họ sẽ cấp cho bạn mẫu I-20 để bạn có thể làm thủ tục xin Visa. Các ứng viên xin Visa thường xin Visa tại Lãnh sự quán tại nơi có hộ khẩu thường trú [thường là tại quốc gia sở tại]. Mặc dù ứng viên xin Visa có thể xin tại bất kì văn phòng Lãnh sự quán nước ngoài, nhưng quy trình sẽ khó hơn tại nước sở tại.

Một số điều cần lưu ý khi xin Visa tại Lãnh sự quán:
Bạn phải trả phí xin học không hoàn lại. Điều này có nghĩa là dù có không xin được Visa thì khoản phí này vẫn sẽ không được hoàn lại.
Mẫu xin học DS-156 cần được hoàn tất và kí tên. Mẫu này được xin miễn phí tại tất cả các văn phòng Lãnh sự quán Mỹ.
Một mẫu DS-157 cho tất cả nam từ 16-45 tuổi.
Một hộ chiếu có giá trị đi lại tại Hoa Kỳ và có hiệu lực ít nhất 6 tháng ngoài thời gian dự kiến tại Mỹ. Nếu hộ chiếu bao gồm nhiều hơn 1 người thì mỗi người phải có một Visa và một đơn xin riêng.
Một ảnh 1 và ½ inch vuông (37x37mm), đủ toàn bộ khuôn mặt, tránh phông sáng và không cần đủ phần đầu.
Với ứng viên xin Visa “F”, cần một mẫu I-20A-B. Với ứng viên xin Visa “M” cần mẫu I20M-N.
Chứng minh tài chính.
Chú ý:
Khi xin Visa, bạn cần phải chứng minh với Lãnh sự quán rằng bạn mong muốn có cơ hội được cư trú ở nước ngoài. Lãnh sự quán muốn thấy rằng bạn không hề có ý định rời khỏi nước sở tại vĩnh viễn và bạn sẽ rời khỏi Mỹ khi bạn hoàn tất khóa học.

Bạn nên chứng minh rằng bạn mong muốn quay lại nước sở tại sau khi hoàn thành khóa học càng nhiều càng tốt. Một số lý do có thể bao gồm như:

Tài sản thừa kế
Gia đình sinh sống tại nước sở tại
Chi trả vật thế chấp
Thư mời làm việc sau khi kết thúc chương trình du học
Tài sản (ví dụ xe hơi chẳng hạn) để chứng tỏ bạn có ý định quay về nước.
Khi tới cửa nhập cảnh:
Bạn cần nhớ rằng dù bạn đã được cấp visa nhưng điều đó không có nghĩa bạn được đảm bảo hoàn toàn. Điều này còn tùy thuộc vào cục nhập cư và quốc tịch (INS) để cho phép bạn vào lãnh thổ Mỹ. Ngoài ra, INS còn xác định xem bạn sẽ lưu lại Mỹ trong bao lâu.

Tại cửa vào, một nhân viên INS sẽ thông qua mẫu I-94, thẻ ghi ngày tới và ngày đi để ghi lại thời gian lưu trú cho phép. Đó là một tấm thẻ màu trắng được cấp bởi cục nhập cư và quốc tịch khi bạn vào lãnh thổ Mỹ. Mẫu I-94 chính là thời gian lưu trú cho phép của bạn tại Mỹ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *